Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Nguồn gốcNước mắm “lú” Phú Quốc

Một trong những sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam là nước mắm Phú Quốc. Sản phẩm có bề dày lịch sử hơn 200 năm này chỉ có thể sản xuất tại đảo Phú Quốc, bằng nguyên liệu và vật liệu có sẵn ở địa phương. Người ta chọn các loại cá cơm còn tươi nguyên: Cơm than, cơm lép, cơm đỏ, sọc tiêu, sọc phấn và phấn chì rửa sạch, rồi chượp với muối trong thùng gỗ to, ghép bằng cây bời lời, vên vên hoặc cây chai. Thời gian ủ chượp có khi kéo dài trên 1 năm. Thời gian ủ càng lâu thì độ đạm càng cao, nhưng ít thơm và màu bị sậm hơn.

>>> Xem thêm: tour đi phú quốc 4 ngày 3 đêm

Hiện tại Phú Quốc có gần 100 nhà thùng, mỗi năm sản xuất ra từ 10-12 triệu lít nước nắm. Một số nhà thùng lâu năm ở Phú Quốc cũng làm ra nước mắm "lú", không phải để ăn mà là để…trị bệnh. Cách làm nước mắm "lú" rất đơn giản: Người ta chọn loại nước mắm "nhĩ" Phú Quốc (nước mắm đợt đầu, "nhĩ" ra từ thùng chượp, vốn có độ đạm rất cao) cho vào các hũ sành, chai thủy tinh, bít kín miệng rồi chôn xuống đất, chôn càng lâu thì càng có giá trị. Có nhà thùng sở hữu lọ nước mắm "lú" chôn dưới đất gần trăm năm, do ông bà để lại và xem đó như là một báu vật. Theo kinh nghiệm dân gian, nước mắm "lú" có thể chữa được nhiều bệnh, như nấc cục, viêm dạ dày, viêm khí quản, suy nhược cơ thể, trẻ em biếng ăn, chậm lớn, còi xương…

Nhiều người thừa nhận công dụng chữa bệnh của nước mắm "lú" nhưng chưa ai lí giải thỏa đáng vì sao lại có tên gọi nước mắm "lú". Có người cho rằng, để không quên nơi chôn nước mắm, người ta thường cắm một khúc cây nhú lên mặt đất làm dấu. Vậy nên có thể do lâu ngày người ta gọi trại ra thành "lú", chứ đáng ra phải gọi là nước mắm "nhú". Cũng có người nói, do lâu ngày người ta quên mất nơi chôn nước mắm, khi muốn tìm bỗng "lú la lú lẫn" không biết tìm đâu, nên có tên nước mắm "lú".

>>> Có thể bạn quan tâm: tour du lịch phú quốc giá rẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét